Xin visa du lịch Ấn Độ: Trọn bộ kinh nghiệm làm hồ sơ và thủ tục từ A đến Z

Ấn Độ là một đất nước nổi tiếng với những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, những công trình kiến trúc mang đậm phong cách cổ xưa và thiên nhiên xinh đẹp. Chính vì vậy mà quốc gia này nhận được rất nhiều sự yêu thích của các du khách đến từ khắp các đất nước khác trên thế giới. Một thứ rất quan trọng cần chuẩn bị khi đi du lịch nước ngoài đó chính là visa. Vậy du khách Việt Nam đi du lịch Ấn Độ có cần xin visa không, và nếu có thì thủ tục như thế nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu về xin visa du lịch Ấn Độ ngay sau đây nhé!

Du lịch Ấn Độ có cần xin visa không?

Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, nổi tiếng với truyền thống, văn hóa tâm linh đã có lịch sử hàng ngàn năm. Vậy nên hàng năm luôn có rất nhiều người muốn nhập cảnh vào Ấn Độ để du lịch, làm việc, du học, công tác,… Công dân ngoại quốc dù muốn đến Ấn Độ với bất cứ mục địch gì cũng cần có visa để được nhập cảnh. Visa, hay còn được gọi là thị thực, là một con dấu được đóng trong hộ chiếu. Con dấu này thể hiện rằng cá nhân sở hữu nó được phép nhập cảnh vào một quốc gia.

Du lịch Ấn Độ có cần xin visa không?
Du lịch Ấn Độ có cần xin visa không?

Hầu hết mọi người nước ngoài đều cần có visa khi đến Ấn Độ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp miễn visa như:

  • Công dân của các quốc gia như Bhutan, Maldives và Nepal sẽ được miễn visa trong 90 ngày khi không đi qua Trung Quốc vào Ấn Độ.
  • Công dân của các quốc gia như Afghanistan, Bhutan, Bangladesh, Trung Quốc, Nepal, Sri Lanka, Pakistan sẽ được miễn visa trong 90 ngày nếu sở hữu thẻ PIO (dành cho người gốc Ấn Độ). Những người kết hôn với công dân Ấn Độ hoặc có cha mẹ, ông bà là người Ấn Độ có thể đăng ký thẻ PIO.
  • Công dân Nhật Bản có thể xin visa tại biên giới ở Bengaluru, Delhi, Chennai, Kolkata, Hyderabad hoặc Mumbai cho các mục đích trong ngắn hạn.

Như vậy, công dân Việt Nam không nằm trong những đối tượng được miễn visa khi đến Ấn Đội. Nếu các bạn muốn đến quốc gia này du lịch sẽ phải xin visa du lịch Ấn Độ nhé.

Visa Ấn Độ bao gồm những loại nào?

Có rất nhiều loại visa, tùy theo hình thức phân loại mà chúng ta sẽ có được những loại visa khác nhau. Cụ thể:

Phân loại visa theo hình thức xin

Theo hình thức xin, visa Ấn Độ sẽ bao gồm eVisa, visa tại cửa khẩu (visa on arrival) và Visa nộp tại Đại sứ quán. eVisa hay còn được gọi là thị thực điện tử, là giấy phép được làm trực tuyến cho phép công dân nhập cảnh vào quốc gia với các mục đích du lịch, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, công tác, thăm thân, tham dự hội nghị, sự kiện thể thao, tham gia các khóa học ngắn hạn,… Chỉ có 160 quốc gia đủ điều kiện để xin được eVisa Ấn Độ, trong đó có Việt Nam. Vậy nên du khách Việt Nam muốn xin visa du lịch Ấn Độ thì có thể xin eVisa nhé.

eVisa - Visa điện tử hiện là hình thức được nhiều người lựa chọn
eVisa – Visa điện tử hiện là hình thức được nhiều người lựa chọn

Visa tại cửa khẩu là loại thị thực cho phép công dân đến nhập cảnh rồi mới đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu mà không cần xin từ trước. Hiện nay chỉ có 2 quốc gia được Chính phủ Ấn Độ cho phéo xin loại visa này là Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng phải đảm bảo không phải là người gốc Pakistan hoặc Bangladesh, thời giạn lưu trú tối đa là 30 ngày. Visa tại cửa khẩu chỉ được áp dụng tối đa là 2 lần trong 1 năm.

Visa nộp tại Đại sứ quán dành cho công dân có nhu cầu nộp visa giấy, bị từ chối eVisa, muốn xin visa dài hạn những không thuộc trường hợp xin eVisa hoặc là quốc tích không nằm trong danh sách quốc gia được xin eVisa và đnag sống ở Việt Nam liên tục 2 năm trở lên. Với hình thức xin visa này, bạn cần chuẩn bị đủ các giấy tờ và nộp hồ sơ lên Đại sứ quán. Sau khi bạn nhập cảnh thì sẽ được dán visa lên hộ chiếu.

Phân loại visa theo mục đích nhập cảnh

Theo mục địch nhập cảnh, visa Ấn Độ sẽ bao gồm những loại sau:

  • Visa du lịch (T): Được cấp cho những người có nhu cầu đi du lịch, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thăm người thân, bạn bè hoặc tham gia khóa học ngắn hạn,…
Visa du lịch Ấn Độ
Visa du lịch Ấn Độ
  • Visa công tác (B): Được cấp cho những người muốn đến Ấn Độ thiết lập, tìm cơ hội thành lập liên doanh công ty hoặc mua bán sản phẩm công nghiệp
  • Visa việc làm (E): Được cấp cho những người muốn làm việc được trả lương tại Ấn Độ hoặc làm việc theo sự chuyển giao nội bộ công ty.
  • Visa sinh viên (S): Được cấp cho những người muốn học đại học, học thạc sĩ hoặc nghiên cứu sinh tại các trường Đại học/Học viện đã được công nhận tại Ấn Độ.
  • Visa quá cảnh (TR): Được cấp cho những người muốn đến quốc gia khác nhưng phải quá cảnh tại các sân bay Ấn Độ. Với visa này, bạn sẽ không được ở lại làm việc hay kinh doanh tại Ấn Độ.
  • Visa y tế (Med): Được cấp cho những người đến Ấn Độ để được điều trị tại các bệnh viện được công nhận tại Ấn Độ.
  • Visa người phục vụ y tế: Được cấp cho những người làm hộ lý hoặc thành viên trong gia đình bệnh nhân đến để chăm sóc người bệnh đang điều trị hoặc có nhu cầu điều trị tại Ấn Độ.
  • Visa hội nghị: Được cấp cho người cần tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo tại Ấn Độ.
  • Visa kết hôn (X): Được cấp cho những người gốc Ấn Độ hoặc công dân ngoại quốc kết hôn với công dân Ấn Độ, người có thẻ PIO/OCI và con cái của họ hoặc công dân ngoại quốc sở hữu tài sản ở Ấn Độ.

Phân theo thời hạn, số lần nhập cảnh

Theo thời hạn, visa Ấn Độ sẽ gồm visa nhập cảnh có thời hạn 30 ngày, 1 năm, 5 năm hoặc vĩnh viễn. Còn theo số lần nhập cảnh, visa Ấn Độ sẽ gồm visa nhập cảnh 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần. Thời hạn và số lần nhập cảnh sẽ được ghi rõ trên visa của mỗi người.

Hồ sơ xin visa du lịch Ấn Độ

Bạn có xin visa du lịch Ấn Độ được hay không phụ thuộc rất nhiều vào bộ hồ sơ của bạn. Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ thật kỹ càng, đảm bảo tất cả các thông tin là chính xác và đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Vậy hồ sơ đầy đủ nhất để xin visa du lịch Ấn Độ là gì? Sau đây là các loại giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị khi muốn là xin visa Ấn Độ:

Các giấy tờ chung bao gồm:

  • 01 bản cứng đơn đăng ký visa in từ hệ thống (gồm ảnh đã được tải lên hệ thống).
  • 01 ảnh hộ chiếu kích thước 5x5cm để dán vào đơn đăng ký. Lưu ý, ảnh thẻ phải là nền trắng, chụp chính diện, ảnh phải rõ nét và không bị bóng).
  • Hộ chiếu gốc và bản sao trang thông tin của hộ chiếu.
  • Nếu bạn là công dân Việt Nam thì chuẩn bị bản sao thẻ căn cước công dân. Nếu bạn là người nước ngoài thì chuẩn bị Thẻ tạm trú và Giấy phép lao động.
  • Đối với người nước ngoài, cần chuẩn bị thêm bản sao visa Việt Nam và trang hộ chiếu đã được đóng dấu nhập cảnh.
  • Bản sao vé máy bay và hóa đơn đặt phòng khách sạn (nếu có).
  • Các mẫu đơn cam kết (cam kết chung, cam kết đi du học, cam kết không sử dụng điện thoại vệ tinh, nhà báo,…).

Ngoài các giấy tờ chung, nếu bạn xin visa du lịch Ấn Độ thì cần bổ sung các giấy tờ sau:

  • Bản sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng.
  • Các giấy tờ minh chứng tài chính khác.

Lưu ý: Sau khi bạn hoàn thành nộp hồ sơ hoặc phỏng vấn, Đại sứ quán Ấn Độ vẫn có quyền yêu cầu bổ sung những hồ sơ khác.

Thủ tục xin visa du lịch Ấn Độ

Quy trình và thủ tục xin visa du lịch Ấn Độ không hề khó, các bạn chỉ cần làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định loại visa phù hợp với mục đích nhập cảnh của bạn, cụ thể là visa du lịch.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ theo danh sách trên.

Bước 3: Điền đơn xin visa. Tất cả đương đơn muốn xin visa Ấn Độ đều phải chuẩn bị đơn đăng ký online trên web https://indianvisaonline.gov.in. Sau khi hoàn tất mẫu đơn online, các bạn hãy in ra, ký tên, dán ảnh thẻ kích thước 5x5cm và mang đi nộp cùng hồ sơ xin visa Ấn du lịch Độ.

Thủ tục xin visa du lịch Ấn Độ
Thủ tục xin visa du lịch Ấn Độ

Bước 4: Đặt lịch hẹn trực tuyến. Đây là điều kiện bắt buộc khi bạn muốn xin visa Ấn Độ nói chung. Bạn nên đặt cuộc hẹn trước ít nhất một ngày qua đường link: https://www.cgihcmc.gov.in/page/book-appointment/. Lãnh sự quán sẽ không gửi e-mail để xác nhận cuộc hẹn. Lịch hẹn được được xác nhận ngay sau khi người nộp đơn đặt thành công qua đường link trên. Vậy nên các bạn hãy lưu ý nhé!

Bước 5: Nộp hồ sơ tại Đại sứ quán và lấy sinh trắc vân tay. Theo quy định, từ ngày 1/5/2018 trở đi, tất cả đương đơn khi xin visa Ấn Độ đều phải trực tiếp đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán để lấy sinh trắc vân tay. Sinh trắc vân tay là dấu vân tay và nhận diện khuôn mặt nhằm xác định đúng thông tin của một người. Các trường hợp được miễn đi lấy sinh trắc vân tay bao gồm:

  • Những người đã lấy sinh trắc vân tay trước đó.
  • Những người thuộc các trường hợp được miễn lấy sinh trắc vân tay.

Ngoài ra, nếu Đại sứ quán nhận thấy có thông tin cần xem xét lại thì người muốn xin visa sẽ phải đến để phỏng vấn.

Bước 6: Thanh toán lệ phí xin visa. Bạn cần thanh toán lệ phí bằng tiền mặt và phải là tiền Việt Nam đồng.

Bước 7: Nhận lại kết quả xin visa và hộ chiếu. Thông thường, thời gian xử lý hồ sơ xin visa sẽ rơi vào khoảng 72 tiếng. Thời gian thực có thể dài hơn và bạn sẽ được thông báo ngay khi có kết quả.

Khi có kết quả xin visa du lịch Ấn Độ bạn hãy đến Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Ấn Độ để nhận lại visa và hộ chiếu.

Xem thêm:

Thời hạn và thời hiệu của visa Ấn Độ

Chúng ta cần xác định được thời hạn, thời hiệu của mỗi loại visa để có thể chủ động hơn trong việc chuẩn bị giấy tờ. Sau đây là thông tin về thời hạn, thời hiệu của các loại visa Ấn Độ mà các bạn có thể tham khảo, từ đó có thể xin visa du lịch Ấn Độ sao cho kịp chuyến đi của mình nhé.

Loại visa Số lần nhập cảnh Số ngày lưu trú tối đa trong mỗi lần nhập cảnh Thời hạn nhập cảnh
Visa du lịch 2 lần/ Nhiều lần 30 ngày/ 90 ngày 30 ngày/1 năm/ 5 năm
Visa công tác Nhiều lần 180 ngày 1 năm
Visa y tế 3 lần 60 ngày 60 ngày
Visa người phục vụ y tế 3 lần 60 ngày 60 ngày
Visa hội nghị 1 lần 30 ngày 30 ngày
Visa quá cảnh 1 lần/ 2 lần 3 ngày 15 ngày

Thời gian xử lý hồ sơ xin visa du lịch Ấn Độ

Đối với công dân Việt Nam, thời gian xử lý hồ sơ xin visa du lịch Ấn Độ tối thiểu thường là 72 giờ, tức là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Đối với công dân nước ngoài, thời gian xử lý tối thiểu sẽ thường là 5 ngày làm việc.

Thời gian xử lý hồ sơ xin visa du lịch Ấn Độ
Thời gian xử lý hồ sơ xin visa du lịch Ấn Độ

Thời gian xử lý hồ sơ này bắt đầu tính từ lúc bạn nộp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ. Hồ sơ hợp lệ phải là hồ sơ không có bất cứ thông tin nào bị thiếu và sai sót. Nếu bạn nộp thiếu hồ sơ, bạn sẽ phải nộp bổ sung. Ngoài ra, thời gian xử lý hồ sơ sẽ không tính những ngày nghỉ và ngày lễ tết. Chính vì vậy, để đảm bảo xin visa du lịch Ấn Độ kịp cho hành trình của mình, các bạn nên nộp hồ sơ xin visa trước ít nhất 4 ngày (không tính ngày nghỉ, lễ Tết) và cũng không nên nộp quá sớm thời hạn của mỗi loại visa.

Lệ phí xin visa du lịch Ấn Độ

Lệ phí xin visa Ấn Độ phụ thuộc vào từng loại visa. Sau đây là bảng lệ phí xin visa chi tiết trong đó có lệ phí xin visa du lịch Ấn Độ, được cập nhật mới nhất 2023 theo trang web của Đại sứ quán Ấn Độ:

Loại Visa Thời hạn hiệu lực Một lần nhập cảnh (S)

Hai lần (D)

Nhiều lần (M)

Mức phí áp dụng từ ngày 01/04/2023 (VNĐ) 
Du lịch (Tourist) Từ 1 năm trở xuống S/D/M 2.429.000
Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M 4.788.000
Công tác (Business) Từ 1 năm trở xuống M 2.901.000
Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M 5.967.000
Nhập cảnh (Entry) Từ 6 tháng trở xuống S/D/M 1.958.000
Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm M 2.901.000
Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M 4.788.000
Lao động (Employment) Từ 6 tháng trở xuống S/M 2.901.000
Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm M 4.788.000
Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M 7.146.000
Du học (Student) Tùy thuộc vào thời gian du học M 1.958.000
Y tế (Medical) Từ 6 tháng trở xuống S/M 1.958.000
Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm M 2.901.000
Hội nghị/hội thảo (Conference/seminar visa) 6 tháng trở xuống S/M 1.958.000
Thực tập (Intern) Từ 1 năm trở xuống M 1.958.000
Quá cảnh (Transit) Từ 15 ngày trở xuống S/D 542.000

Lưu ý:

  • Lệ phí trên đây dành cho công mang quốc tịch Việt Nam.
  • Đại sứ quán chỉ chấp nhận thanh toán lệ phí theo hình thức trả tiền mặt và phải là Đồng Việt Nam (VNĐ). Đơn vị sẽ không chấp nhận các hình thức thanh toán khác như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc séc. Chính vì vậy, khi đến thanh toán lệ phí, bạn hãy đảm bảo mang đủ số tiền mặt để đóng lệ phí quy định 
  • Ngoài ra, phí xin visa sẽ không được hoàn lại với bất cứ lý do nào, cho dù bạn có được cấp visa hay không.

Một số lưu ý khi xin visa du lịch Ấn Độ

Nhiều bạn chắc hẳn vẫn còn khá bỡ ngỡ khi lần đầu xin visa Ấn Độ. Sau đây là một số lưu ý để bạn có thể thuận lợi hơn trong quá trình xin visa của mình:

  • Bạn có thể xin eVisa Ấn Độ hoặc visa dán (visa nộp tại Đại sứ quán).
  • Để đảm bảo an ninh quốc gia và lo ngại vấn đề khủng bố, Chính phủ Ấn Độ đã quy định người có visa du lịch Ấn Độ nhiều lần nếu rời khỏi nước này sẽ phải chờ ít nhất 2 tháng nữa mới có thể nhập cảnh vào Ấn Độ.
  • Thời hạn hiệu lực của visa thường được tính từ ngày visa được cấp. Tuy nhiên, có một số loại visa lại có thời hạn thời hiệu tính từ ngày nhập cảnh. Chính vì vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ các thông tin về visa và sắp xếp thời gian xin visa sao cho hợp lý.
  • Trong đơn khai xin visa Ấn Độ, bạn khai đầy đủ thông tin bằng chữ in hoa, đảm bảo sự chính xác.
  • Visa du lịch Ấn Độ 30 ngày sẽ không được gia hạn.  Vì vậy, nếu visa hết hạn bạn cần xin cấp visa mới.
  • Người muốn xin visa có hộ khẩu ở Hà Nội vẫn có thể nộp đơn xin visa tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Tổng Lãnh Sự Quán sẽ yêu cầu bạn nộp hồ sơ kèm Sổ tạm trú tạm vắng và Hợp đồng lao động để chứng minh bạn đang công tác tại TP. Hồ Chí Minh.

Trên đây là những thông tin về hồ sơ cũng như thủ tục xin visa du lịch Ấn Độ mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ về quy trình này và có được sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi du lịch Ấn Độ của mình. Chúc các bạn có một hành trình thật đáng nhớ và vui vẻ tại đất nước này nhé!